Ma làng - P II





Hồi ấy chiến tranh, thóc gạo còn chả có mà ăn thế nhưng chị Mầu thì lúc nào cũng có người đem lương thực, thực phẩm đến tặng. Họ đến, để ngoài liếp nhà chị rồi đi ngay trong đêm. Có lần sáng ra, chị tỉnh dậy đi ra ngoài thấy trước sân la liệt nào là chuối chín, khoai lang, chim cút, pho mát, sữa chua... để đầy cả một manh chiếu. Ăn không hết lại đem ra nhà tôi đổi lấy kim chỉ, khăn tay đem về thêu áo gối để gửi tặng cho người yêu. Có những món đồ chị mang đến đổi cho mẹ tôi, buổi chiều lại có người đến mua đem đi tặng chị, sáng hôm sau chị lại đổi. Cứ thế cứ thế có lần mỗi một con lợn con mà đi đi lại lại nhà tôi đến 6,7 lần. Mẹ tôi mới gọi nó là con lợn vàng. Nghĩ lại thấy buồn cười.

Sau rồi chiến tranh kết thúc. Mãi không thấy anh ấy về, chị cũng buồn và tuyệt vọng. Chị bảo chị sẽ không lấy ai mà đi tu. Làng tôi có nhà thờ to và đẹp nhất vùng thung lũng sông Bơ, ông cha đạo tên Vi cũng là người đức cao vọng trọng rất được dân làng tôn kính. Ông bảo nếu chị muốn cắt đứt dây chuông thì ông cũng giúp một tay để chị được bình an mà thoát tục.

Một buổi trưa nắng trước ngày chị Mầu vào nhà thờ 1 ngày, một người lính bước vào cổng làng. Trên vai anh là cái khung xe đạp và 1 con búp bê, kỷ vật của rất nhiều người lính như anh lúc bấy giờ. Gương mặt cương nghị, thân hình anh cao to lực lưỡng nhưng bên dưới ống quần bên trái, chỗ đáng nhẽ là bắp chân thì giờ là một ống kim loại sáng loáng. Anh vào quán hàng của mẹ tôi và hỏi chị Mầu.

Mẹ sai tôi chạy sang nhà gọi chị. Tôi chạy như bay trên mặt đường đất nện, trời nắng và tiếng ve của buổi trưa hè đinh tai nhức óc. Thở không ra hơi tôi chạy ùa vào sân .

Tôi nhìn thây chị qua cửa sổ. Dáng gầy gò và mái tóc dài buông xõa. Chị vừa khóc vừa cầm kéo cắt tóc mình. Tôi chạy vào nhưng mái tóc đã bị cắt cụt đến ngang má.

„Chị ơi, có người tìm chị „

„Ai mà tìm chị bây giờ hả em ? „

„Em không biết, thương binh chị ạ . Đang ở hàng mẹ em ý !“

Thế là chị chạy ào đi, tôi phải vất vả lắm mới đuổi kịp. Từ cách quán mẹ tôi chừng chục thước chị đã hét cái gì nghe không rõ. Anh bộ đội cũng đứng lên, chạy lại bế bổng chị lên. Cả 2 đều khóc.

Ngày hôm sau anh chị làm lễ cưới. Chị và chồng cả 2 bước vào nhà thờ, cha Vi trong lòng không vui vì đáng nhẽ hôm nay làm lễ ban thánh thể để chị làm nữ tu thì thay vào đó cha lại phải chủ trì lễ cưới . Chị Mầu với mái tóc cắt ngắn, gương mặt hạnh phúc đi bên anh chồng thương binh. Ai cũng nhìn thấy vẻ mặt rạng ngời hạnh phúc của 2 người. Tôi cũng thấy vui vì được ăn kẹo hoa hồng đến no.

Sau này anh chị có mấy cháu đều xinh đẹp giỏi giang y như bố mẹ.Thật đáng mừng.

Làng chúng tôi không phải là một làng thuần nông tuy dân làng sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Bản tính nhanh nhạy tháo vát nên ai cũng có nghề tay trái. Như cha Vi trên kia, vào những ngày lễ lạt thì cha mũ cao áo dài đạo mạo trong nhà thờ, còn bình thường ra cha làm thầy giáo của làng. Làng tôi không giàu nhưng hiếu học, cả làng có một ngôi trường nhỏ đủ các cấp từ mẫu giáo đến tiến sỹ, cha Vi làm người quản lý luôn. Bọn trẻ con tinh quái toàn bày trò tinh nghịch phá quấy khiến nhiều bận cha tức điên, nhưng là người của chúa nên cha chả để bụng bao giờ.

Về cuộc đời của cha Vi cũng có nhiều điều để nói. Nếu kể đến yêu thì có lẽ thanh niên cả làng chả ai ai yêu nhiều như cha. Ngay từ khi còn là một cậu bé cha đã hay nhòm trộm cô bé con hàng xóm, đến khi đi học cha nổi tiếng là tay sát gái. Cha yêu nhiều, cũng có lúc được yêu lại nhưng không nhiều bằng. Số cha toàn gặp phải những người con gái quá sắc xảo trong khi cha thì khù khờ, hoặc ít nhất người ta cũng tưởng là cha khù khờ.



( còn tiếp )

Kommentare

Beliebte Posts aus diesem Blog

Ngồi ở Sài Gòn một buổi chiều đầy nắng nóng rát mặt, nhớ về một con hẻm ở Neustadt

Oscar 2020