Cultur shock - part I

Cultur shock

Trước hết chúng ta tìm hiểu một chút khái niệm cơ bản nhé.

Cultur shock, tiếng Việt nghĩa là cú shock về mặt văn hóa, được định nghĩa là khái niệm dùng để miêu tả mối lo lắng hoặc cảm giác ngạc nhiên, bỡ ngỡ khi một ai đó bị đặt vào/ buộc phải thích nghi với một môi trường hoặc một nền văn hóa xa lạ, như việc định cư ở một thành phố khác hoặc chuyển qua một nước khác. Khái niệm này được đưa ra lần đầu tiên vào năm 1954 bởi Kalvero Oberg, một nhà nhân chủng học nổi tiếng người Canada.

Việc đối mặt với cú shock văn hóa như thế nào, cũng như cần bao nhiêu thời gian để có thể vượt qua được nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Sự khác biệt giữa nền văn hóa ban đầu và nền văn hóa số 2 càng rộng thì người gặp CS càng cần nhiều thời gian. Ví dụ một người Thái Lan sang Việt Nam chắc chắn cú sốc VH của anh ta sẽ nhẹ hơn, cũng như anh ta sẽ thấy nhiều điểm tương đồng hơn so với việc đi sang Thụy Sỹ. Mức độ cởi mở trong nhận thức cũng là một yếu tố quan trọng, cùng một món ăn lạ nhưng có những người sẵn sàng thử mà không hề e ngại, trái lại có những người nhất quyết chỉ ăn hoặc sử dụng những gì họ đã quen dùng. Nhưng yếu tố quan trọng nhất chính là trình độ văn hóa, trình độ học vấn và sự hiểu biết xã hội sẽ giúp con người vượt qua những cách biệt về mặt văn hóa dù cho chúng có lớn đến đâu đi nữa. Cùng gặp phải những vấn đề như nhau, ai cởi mở và có kiến thức xã hội tốt hơn, người đó sẽ nhanh chóng thích nghi, lấy được sự cân bằng và ngược lại.

Cú sốc về văn hóa có thể được thể hiện bằng pha khác nhau:

1. “Nhìn đời qua cặp mắt màu hồng” , hay còn có tên gọi khác là hiệu ứng trăng mật, trong đó sự lạ lùng (exotic) đem lại cảm giác thích thú choáng ngợp, như kiểu món ăn lạ hoặc cảnh trí , con người, kiến trúc v.v...

2. Tất thảy đều kinh khủng: sau một vài ngày, vài tuần hay vài tháng hoặc vài năm( tùy người), những sự khác biệt dần đần xuất hiện. Thức ăn lạ không còn ngon nữa, người ta muốn tìm lại những gì quen thuộc. Việc làm quen với con người, phong cách sống, nề nếp xã hội...gây cảm giác mệt mói và khó chịu. Xu hướng “nghỉ” xuất hiện, sức ỳ lớn dần, cảm giác “nhớ quê” trỗi dậy.

3. “OK”: sau một khoảng thời gian tiếp theo ( như chu trình bên trên), những phản ứng của 1 cá nhân không còn mãnh liệt như lúc trước, bởi lẽ việc làm quen với những đặc trưng văn hóa mới diễn ra ngày càng thường xuyên. Đến một lúc nào đó chúng không còn là “lạ”nữa, và thay vì bị so sánh, chúng trở thành thước đo.

4. Nghịch đảo: nếu phải quay lại nền văn hóa cũ thì lúc này, cũ lại thành mới và cultur shock lại xuất hiện, các chu trình trên tiếp tục từ đầu.

(to be continued)

Kommentare

Beliebte Posts aus diesem Blog

Ngồi ở Sài Gòn một buổi chiều đầy nắng nóng rát mặt, nhớ về một con hẻm ở Neustadt

Oscar 2020